HCTĐ-CLB CTĐ Trường TC KT&NV Nam Sài Gòn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Danh sách Ban chấp hành hội chữ thập đỏ trường TCKT&NV Nam Sài Gòn Nhiệm kỳ 2015-2020
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptySat Oct 31, 2015 12:23 pm by Dr.Nhung

» TỔ CHỨC NGÀY HỘI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN- NGÀY 16/01/2014
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyMon Jun 09, 2014 11:01 am by Dr.Nhung

» NỘP HỒ SƠ LỚP SƠ CẤP CỨU 3
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyFri Dec 06, 2013 2:17 pm by Dr.Nhung

» THAM GIA HỘI THI SƠ CẤP CỨU QUẬN - 14/04/2013
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyFri Dec 06, 2013 11:16 am by Dr.Nhung

» THĂM TRẺ EM KHUYẾT TẬT
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyTue Dec 03, 2013 5:12 pm by Dr.Nhung

» đặt áo lớp ở đâu vừa đẹp lại chất lượng nhỉ??
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyFri Nov 08, 2013 3:04 pm by nhockiuem1995

» lịch sinh hoạt tháng 05-2013
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyMon May 27, 2013 9:58 am by Dr.Nhung

» Lợi ích tuyệt vời của Xoài...
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyWed Mar 13, 2013 8:41 am by Dr.Nhung

»  Ngày hội hiến máu tình nguyện ở trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn
Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? EmptyThu Jan 17, 2013 7:35 pm by Dr.Nhung

lịch

Hổ trợ trực tuyến


Dr.Nhung Nguyễn

Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng?

Go down

Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? Empty Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng?

Bài gửi  Dr.Nhung Tue May 29, 2012 8:33 pm

Làm gì trong mùa bệnh tay chân miệng? Tay-chan-mieng
Vài lưu ý giúp phòng bệnh
ăng cường sức đề kháng cho trẻ và giữ vệ sinh sạch sẽ, cụ thể: cho trẻ ăn đủ bữa (3 –5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau), ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày. Không để trẻ chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh.
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng
Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích. Ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.

Thức ăn nên thật nguội, thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn. Thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được.

Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát. Khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh flan, một hũ yaourt hoặc một ly nước trái cây lạnh. Không ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, sẽ mệt mỏi hơn.

Sau khi ăn, súc miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ. Sau đó mới cho ăn bữa khác.

Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.

Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (khoảng từ 5 – 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.
Nhận biết bệnh
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi-rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng thần kinh: viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Tiếp đến là giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng. Trong miệng trẻ xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Trẻ cũng nổi ban phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ, nôn… Đặc biệt với những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Dr.Nhung
Dr.Nhung
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 156
Birthday : 20/10/1988
Join date : 14/03/2012
Age : 35
Đến từ : TP.HCM

https://clb-hctdnsg.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết